Sau khi đổ bê tông tươi hay truyền thống, hiện tượng nứt bê tông xảy ra rất thường xuyên do người đổ không áp dụng chặt chẽ các quy định về kỹ thuật thi công xây dựng nhà đẹp. Để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra, các bạn cần áp dụng các biện pháp trước và sau khi đổ bê tông dưới đây để bê tông không bị nứt và đảm bảo kết cấu bền đẹp.
Danh Mục
1.Nguyên nhân nứt bê tông
Bê tông về cơ bản bao gồm xi măng, đá, cát và nước. Khi bê tông tươi ở giai đoạn dẻo là bê tông tươi ở dạng linh động. Khi bê tông trở nên đông cứng, vữa xi măng bắt đầu co ngót, và giá trị cường độ nhỏ có được khi bê tông còn non không thể chống lại được các ứng suất tạo ra bởi sự co ngót này.
Nếu đổ bê tông tươi vào một ngày có gió, phần mặt có thể bắt đầu đông kết trước khi đông kết dưới đáy, mà sẽ làm cho bê tông co ngót không đều (các vết nứt do co ngót dẻo). Cũng vậy, nếu nền đất phía dưới bê tông không bằng phẳng, sẽ có một lực kéo không đều diễn ra trong quá trình bê tông co ngót, cũng gây ra các ứng suất ảnh hưởng xấu tới bê tông mới. Vì vậy, làm thế nào bạn có được bê tông không có vết nứt nào?
2.Trước khi đổ bê tông
Phải đảm bảo lớp móng (đất bên dưới bê tông) được đầm chặt và san phẳng hoàn toàn. Điều tốt nhất phải làm là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch, sau đó thuê một máy đầm vận hành bằng tay và đầm thật chặt đất xuống.
Điều này sẽ giúp đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu. Có thể đổ một lớp cát đệm nếu muốn, .ớp cát này sẽ giúp đạt được bề mặt hoàn toàn phẳng và tạo ra ma sát không đổi đối với bê tông đang co ngót. 4 inch cát được rửa sạch là đủ để rải lớp đệm.
Nếu sử dụng lưới sợi thép làm cốt thép, nên sử dụng các lưới dạng phẳng, không dùng lưới dạng cuộn. Lưới thép dạng cuộn cực kỳ khó giữ ở nửa mặt trên của bê tông, nơi mà lưới thép cần định vị để làm việc.
Cũng có thể sử dụng các thanh cốt thép nối với nhau bằng các sợi dây thép, nhưng các yêu cầu về khoảng cách và kích thước thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện chịu tải và điều kiện đất, vì rất khó để khuyến cáo tiêu chuẩn đặt ra cho vấn đề đó. Nếu sử dụng thanh cốt thép, điều cần thiết là phải giữ được thanh cốt thép ở nửa mặt trên của bê tông; có thể sử dụng các viên đá, các hòn gạch vỡ hoặc có thể mua các đệm kê nhựa mà thép sẽ được đặt lên để giữ ở vị trí phù hợp khi đổ bê tông.
Hoặc cũng có thể yêu cầu công ty bê tông tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này thường là sợi nylon hoặc sợi polypropylene, chúng giúp giảm tối thiểu vết nứt trong bê tông ở cấp vi mô thay vì ở cấp vĩ mô (nơi có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vết nứt). Cốt thép cũng giúp kiểm soát được vết nứt, nhưng nếu xuất hiện vết nứt, thì thép, khi được đặt phù hợp vào trong bê tông, sẽ giữ bê tông lại với nhau, trong khi các sợi thì không làm được điều đó.
Khi bê tông tươi, nếu không có lớp cách ly hơi nước, thì tưới ướt lớp móng mà không cần khuấy trộn nước để nước trong bê tông tươi sẽ không bị lớp móng khô hấp thụ, điều đó gây ra hiện tượng khô không đều và các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.
3. Ngay sau khi bê tông tươi đổ xong
Cần bảo vệ bê tông không bị ảnh hưởng của các cơn gió mạnh và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bê tông sẽ khô đều từ trên xuống dưới cùng.
Để ngăn ngừa xảy ra hiện tượng nứt đáng kể thì các khe co giãn là yếu tố quan trọng để không xảy ra vết nứt. Nhờ tạo các khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông và các khe cách nhau bằng khoảng 25 đến 30 lần độ dày bê tông (thường dễ dàng nhất là dùng một cái bay hoặc dụng cụ thi công khi bê tông vẫn còn tươi), sẽ gần như đảm bảo không thấy vết nứt xuất hiện trong bê tông.
Nếu sàn dày 4 inch, các khe co giãn phải có độ sâu ít nhất 1 inch và được đặt cách nhau cứ mỗi 100 – 120 inch/một khe. Nếu không thể sử dụng dụng cụ thi công để đặt các khe co giãn vào, có thể thuê nhà thầu cưa bê tông tạo khe co giãn có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Phương pháp liên kết này sẽ giúp cho bê tông nứt tại điểm yếu nhất. Đây là lý do tại sao các khe co giãn có độ sâu vừa đủ là rất quan trọng. Các thay đổi ở các cao độ lớp móng có thể gây ra ứng suất lớn hơn trong bê tông ở khu vực mà khe co giãn chưa đạt đủ độ sâu, và bê tông sẽ nứt ở bên ngoài khe co giãn.
Ngay khi các khe co giãn được đặt vào vị trí, và bê tông được bảo dưỡng khoảng hai tuần, tiến hành hàn kín các khe co giãn này nhằm ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng và gây ra hiện tượng co giãn, hoặc thâm nhập vào các khe co giãn và gây đóng băng ở đó, làm cho nước thấm rộng ra và phá vỡ bê tông xung quanh các khe co giãn.
Cần bảo vệ bê tông không bị ảnh hưởng của các cơn gió mạnh và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bê tông sẽ khô đều từ trên xuống dưới cùng.
4. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG SAU KHI ĐỔ
Theo TCVN 8828:2011 do nhà nước Việt Nam quy định về yêu cầu bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như sau:
Bắt buộc phải để nguyên cốp pha tại chỗ. Mục đích để hạn chế mất nước và biến dạng bê tông.
GIAI ĐOẠN ĐẦU
Khi xây dựng Nhà đẹp, Biệt thự đẹp. Kết cấu là phần lõi, đảm bảo sự vững chãi cho ngôi nhà. Vì vậy khi Thi công các phần kết cấu như Cột, dầm ,sàn, đổ bê tông bắt buộc phải bảo dưỡng sau đổ. Cụ thể như sau
Phải đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông. Cụ thể như sau:
– Cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (nilon, bạt hay chất tạo màng ngăn nước bốc hơi…). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông.
– Phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông
GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
Cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng địa lý, cụ thể như sau:
– Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ. Nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần. Những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
– Từ 14 đến 18 ngày phải ưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm . Công việc bảo dưỡng phải duy trì điều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Tùy thuộc vào thời tiết.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG MÓNG
Đối với bê tông móng và các phần ngầm cần được tưới nước thường xuyên cho đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất cần một lượng nước vừa đủ để bảo dưỡng tiếp.
– Trong mùa hè nắng gắt, có thể ngâm nước để bảo dưỡng bê tông móng.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG CỘT
– Giữ nguyên cốp pha cho đến khi bê tông đã đạt chuẩn. Để hạn chế sự co giãn của bê tông dẫn đến sai lệch thông số cột.
– Do bê tông cột dầm tiếp xúc mọi phía với môi trường, nên dùng vật liệu che chắn để hạn chế tối đa sự thoát nước của bê tông.
– Phải được tưới nước thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG DẦM, SÀN, MÁI
Khi đổ bê tông sàn, mái có mặt phẳng thuận lợi. Có thể xây hàng gạch be bờ để ngâm nước xi măng .
Trong tuần đầu, cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông. Không để mưa rơi trực tiếp làm rỗ mặt bê tông( 2 ngày đầu) .Trong 3 ngày đầu, không được đi lại hay để bật liêu trên sàn bê tông mới đổ .
– Bê tông bắt đầu ninh kết, phủ lên mặt bê tông một lớp cát vàng xây dựng., rơm rạ hoặc bèo tây… Nên dùng giấy (vỏ bao xi măng ) hoặc dùng màng polyethylene che phủ bề mặt để giữ ẩm. Dùng băng dính để dán ở những chỗ nối. Tưới nước thường xuyên.
Ngoài ra, trên thị trường còn cung cấp 1 số loại hóa chất để bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như Antisol…
THỜI GIAN DỠ CỐP PHA
Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3-4 tuần sai khi đổ ( 20 độ C – 30 độ C ) là đủ để dỡ cốp pha. Nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt .
Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm. Nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại .
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA MÓNG
Bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên lớp nền cứng. Bê tông móng chỉ chịu lực bản thân và xô ngang của thành. Nên chỉ cần bê tông đạt độ tinh kết nhất định sau 1-2 ngày là có thể tháo cốp pha.
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA CỘT
Về cơ bản thì cốp pha móng nên cốp pha cột cũng được tháo dỡ sau 1-2 ngày. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA DẦM SÀN
Tháo dỡ cốp pha dầm sàn : Sau 7-10 ngày, tháo dỡ điểm các cột chống, không nên tháo toàn bộ. Vì trên sàn ngoài chịu tải trọng bản thân, nó còn chịu tải trọng thao tác thi công.
Với cốp pha mái có thể 3- 4 tuần.
Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:
- Hotline: 0968 756 296
- Email: info.kientrucduytan@gmail.com
- Website: https://kientrucduytan.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/KienTrucDuyTan
- Địa chỉ: Tòa tháp Thiên niên kỉ TSQ Millenium, số 4 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội