123

5 lỗi cần gia chủ tránh trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở

Nếu xây nhà mà gia chủ không giám sát thi công cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này. Sau đây là chia sẻ từ KTS về  5 điều gia chủ cần lưu ý để xây nhà diễn ra suôn sẻ, chất lượng công trình đảm bảo.

`1. Bảo dưỡng bê tông không đúng cách

Chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một ngôi nhà “khỏe mạnh”. Nhiều khi chất lượng vật liệu (xi măng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng vẫn không tạo ra chất lượng bê tông như mong muốn. Đó có thể do trong quá trình xây dựng, gia chủ và đội thi công chưa chú trọng đến khâu bảo dưỡng. Chất lượng của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Do đó, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ.

Trời mưa sau khi đổ bê tông có thuận lợi là tạo độ ẩm nhưng khi trời nắng cần phải bổ sung nước ngay vì lúc đó hơi nước bốc lên nhanh

Có nhiều cách để giữ cho bê tông ướt như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước (đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái), phủ tấm bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt bê tông, là nguyên nhân gây ngấm, thấm sau này.

2.Đổi từ sàn đúc sẵn sang sàn đổ bê tông 

Sàn đúc sẵn được đặt lên trên các dầm đầu có thiết kế chuyên dụng để nâng đỡ trọng lượng của loại sàn này. Loại dầm này chỉ có tác dụng giữ chặt kết cấu. Nếu nhà thầu thay đổi quy cách từ sàn đúc sẵn sang sàn đổ bê tông sẽ rất nguy hiểm bởi hệ dầm không đủ khả năng đỡ sàn.

Không ngâm gạch vào nước trước khi ốp tường

Các loại gạch đều làm từ nguyên liệu là đất và được kết dính với nhau bằng keo, bằng nhiệt độ và lực ép cho nên việc ngâm nước giúp cho gạch được sạch sẽ, các lỗ hổng trên gạch được lấp đầy. Khi ấy chất bám dính sử dụng trên gạch liên kết với lớp hồ được chặt hơn, diện tích tiếp xúc cao hơn, hạn chế bị lỗi hỏng gạch.

Thời gian ngâm gạch là từ 10-15 phút, không nên để quá lâu.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Biệt Thự Cao Cấp

Ngâm gạch trước khi thi công giúp tăng tuổi thọ của gạch

Không sử dụng keo dán kính

Keo silicon là chất kết dính linh hoạt. Với khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống chịu tốt đối với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của môi trường và có tính đàn hồi như cao su, keo silicon được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như là:

– Sửa chữa, bảo trì: Được dùng phổ biến nhất là trong sửa chữa nhà cửa. Thường sử dụng để bịt kín các vết nứt trên tường, bịt kín các lỗ thủng trên mái nhà, vết nứt con lươn, khe hở vành đai cửa.

– Chất kết dính phù hợp cho kính: Keo silicon có tính linh hoạt và bền, có tính chất liên kết mạnh mẽ cho hầu hết các bề mặt vật liệu. Với tính chất chống thấm nước hoàn hảo, keo silicon thường là sự chọn hàng đầu trong việc dán kính, thủy tinh như hồ cá, cửa kính…

Nếu không sử dụng keo silicon khi lắp cửa kính có thể gây nguy hiểm khi đóng mở. Đặc biệt là các góc của mép kính, nơi dễ bị mẻ và nứt.

Các tấm kính với kim loại đặt trong môi trường có độ ẩm cao, thì keo silicone chính là sự lựa chọn hàng đầu và tối ưu nhất

Đi dây điện qua cột bê tông

Trong thực tế việc lựa chọn cách đi dây điện ngang qua cột bê tông là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng việc này nếu phải đục cột để đi dây điện qua thì hoàn toàn không nên. Vì việc đục cột sẽ ảnh hưởng kết cấu chịu lực của ngôi nhà.

Chỉ có thể đi dây qua cột bê tông nếu trong quá trình đổ cột có đặt chờ ống điện xuyên cột. Còn nếu không thì phải đi ống điện lên trần để vòng tránh qua cột.

Quá trình lắp đặt dây điện phải nắm được những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo sự an toàn và làm tăng tuổi thọ của công trình

Trên đây là 5 điều gia chủ cần để ý và tránh khi tiến hành xây sửa nhà cửa. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296