123

Móng cốc là gì?. Cấu tạo của móng?

Móng cốc là gì?

Móng cốc là gì? Quy trình thi công móng cần trải qua những giai đoạn nào? Đáp án nằm ngay trong bài viết sau 

Trong xây dựng có rất nhiều loại móng được sử dụng. Tuy nhiên tùy theo từng nền đất và công trình khác nhau mà các nhà thầu có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Móng cốc là một trong những loại móng được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng.

Móng cốc được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Vì thế khi nhắc đến móng cốc là gì, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến móng đơn, bởi lẽ đây là một tên gọi khác của chúng. Loại móng này thích hợp cho các công trình vừa và nhỏ, không đòi hỏi sức chịu tải quá lớn. 

Cấu tạo của móng

So với nhiều loại móng khác, móng cốc có cấu tạo đơn giản hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ, thành phần cấu thành chúng chỉ từ sắt và bê tông, quy trình thi công đơn giản, chi phí thực hiện thấp.

Móng thường được xây dựng theo 3 hình dạng: cột vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Bên trong móng là hệ thống sắt thép được bố trí theo trình tự từ thân cột đến chân đế.

móng cốc

Phân loại móng cốc trong xây dựng

Hiện nay sản phẩm được phân loại dựa theo 3 yếu tố sau:

Theo trọng tải: móng đúng tâm, móng lệch tâm, móng chịu tải trọng thẳng đứng,…

Theo độ cứng: móng có độ cứng tuyệt đối, móng mềm và móng cứng hữu hạn.

Theo cách chế tạo: móng toàn khối và móng lắp ghép

Quy trình thi công móng chuẩn

Bước 1: chuẩn bị

Để chuẩn bị cho quy trình thi công diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất, nhà thầu hoặc các kỹ sư cần lên kế hoạch cụ thể về nhân lực, nguồn lực, tiến độ công trình, vật liệu xây dựng,….

 Những yếu tố cần phải được chuẩn bị đầy đủ nhất, nếu công trình thuộc trường hợp giải phóng mặt bằng thì cần phải được thực hiện tất cả các thủ tục, không gây ra những ảnh hưởng đến quá trình thi công

Bước 2: Thực hiện đóng cọc

Khi thực hiện đóng cọc, mật độ cọc cần được tính toán hợp lý, phù hợp với nền móng công trình để mang đến hiệu quả cao nhất. Những loại cọc được dùng để gia cố nền móng như tre, cừ, tràm. 

Bước 3: Tiến hành đào hố

Công đoạn đào hố đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ nếu kích thước hố không phù hợp với cọc sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi xây dựng. Kế hoạch đào hố cần được triển khai theo kích thước, độ sâu, chiều ngang, chiều dọc,… cùng nhiều yếu tố khác được đề ra theo kế hoạch để phù hợp với cọc.

Bước 4: San phẳng mặt hố

San phẳng mặt hố cần những thiết bị được thiết kế chuyên dụng cho phù hợp, tạo được sự bằng phẳng cho mặt hố, đáp ứng những yêu cầu cơ bản cần thiết. Khi tiến hành đào hố, nhân viên thi công thường đào thêm một hố khác và thực hiện rải lớp đá mỏng trên mặt để tạo nên độ bằng phẳng.

Bước 5: Đổ bê tông lót

Sau khi tiến hành rải lớp đá trên mặt hố, một lớp bê tông lót sẽ được đổ lên trên để tạo độ phẳng và ngăn chặn sự thấm hút của nền móng.

Bước 6: Thực hiện đổ móng

Đổ móng là bước cuối cùng trong quy trình thi công móng cốc, tuy nhiên trước khi đổ lớp bê tông vào khung thì đòi hỏi hệ thống khung thép cần được đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố khác.

Xem thêm: Độ Sụt Bê Tông Là Gì? Độ Sụt Bê Tông Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296