123

Xây Nhà Lấn Sang Đất Người Khác Bị Phạt Như Thế Nào?

Xây nhà lấn sang đất người khác đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội trong vài năm trở lại đây. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, dẫn đến nhiều tranh chấp, kiện tụng về mặt pháp lý. 

Xây nhà lấn đất là như thế nào?

Trường hợp xây nhà lấn sang đất người khác là người sử dụng đất bất hợp pháp cố tình dịch chuyển mốc giới. Hoặc thay đổi ranh giới của thửa đất để mở rộng thêm diện tích. Sau đó, họ sẽ xây dựng các công trình nhà ở, chuồng trại… để coi đó là đất của cá nhân, gia đình. Hành động này không được sự cho phép của cơ quan nhà nước về quản lý đất đai. Hoặc không được sự đồng ý của người sử dụng đất hợp pháp.

Nếu phần đất lấn chiếm xuất hiện tranh chấp, kiện tụng thì người lấn chiếm sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 và hoàn phải trả lại phần đất lấn chiếm. Nếu kéo dài thời gian thời gian hoàn trả và không chịu giao lại đất cho chính chủ thì người lấn chiếm có thể bị phạt tù. 

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Biệt thự Cao Cấp

Thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai tại các địa phương

Nếu bạn đang gặp tình trạng hàng xóm xây nhà lấn sang đất người khác thì nên đưa đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Theo điều 203 của Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau: 

Tranh chấp đất đai của người dân sẽ được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu hai bên không thể giải quyết thì sẽ tiến hành giải quyết theo các bước: 

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Nếu người đưa đơn kiện có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.

Nếu tranh chấp đất đai mà người đưa đơn không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

 Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. 

 Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp người thưa kiện lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu kết quả sau khi xử kiện không đồng tình thì  có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Thái

Trường hợp tranh chấp đất đai lấn chiếm mà 1 bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định thì người dân có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Do đó tình trạng xây nhà lấn sang đất người khác cần phải được xử lý ngay. Tránh để lâu ngày dẫn đến tranh chấp của cá nhân, hộ gia đình…

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 3 Tầng Đẹp

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296