123

Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Xây Dựng Không

Khi sửa chữa trong nhà, tùy từng trường hợp mà chủ sở hữu nhà ở phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hoặc không cần xin phép. Luật Nhân Hòa sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc thông qua bài viết sau.

Những trường hợp được miễn giấy phép khi sửa chữa nhà

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng, những trường hợp sửa chữa nhà sau đây được miễn giấy phép xây dựng:

+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, khi sửa chữa nhà, chủ nhà sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình và được miễn nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Trên thực tế, sửa chữa nhà bao gồm những trường hợp như sau:

+ Nếu chủ nhà muốn sửa lại toàn bộ từ ngoài vào trong ngôi nhà, thay thế mái hay các chi tiết cửa nhà, sơn nhà, nội thất trong nhà thì không được miễn giấy phép xây dựng. Bởi sự thay đổi này có tính đến kết cấu của ngôi nhà, từ khu vực bên ngoài đến bên trong sẽ thay đổi ngôi nhà và còn phải phá dỡ nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

+ Nếu chủ nhà chỉ chỉnh sửa một số hạng mục nhỏ, thay đổi nội thất đơn giản thì không cần phải xin giấy phép. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian cũng như không ảnh hưởng đến xung quanh nhiều do đó không cần phải xin phép.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 2 Tầng Có Sân Vườn

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp sửa chữa nhà phải xin phép

Theo Điều 96 Luật Xây dựng 2014, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình;

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo;

+ Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Về trình tự cấp giấy phép xây dựng, khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ:

Nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Xem thêm: https://kientrucduytan.com/tong-hop-mau-nha-2-tang-co-san-vuon/

Bước 2: Quy trình cấp giấy phép xây dựng:

+ Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa;

+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Trong 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

Bước 3: Trả kết quả:

Kể từ này nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng.

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296