123

Những Chi Phí Dễ Phát Sinh Khi Xây Nhà – Cách Tối Ưu Chi Chí Khi Xây Nhà

Khi xây nhà mới các chi phí phát sinh khi xây nhà luôn là nỗi lo của hầu hết chủ đầu tư. Khi xây nhà lần đầu có rất nhiều chi phí phát sinh tiềm ẩn nếu không nói ra làm sao chủ đầu tư biết. Để quản lý tốt chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà, chúng ta cần biết rõ những khoản phát sinh đó đến từ đâu để có kế hoạch quản lý phù hợp.

Các chi phí phát sinh khi xây nhà thường gặp khi xây nhà mới các chi phí phát sinh khi xây nhà luôn là nỗi lo của hầu hết chủ đầu tư. Khi xây nhà lần đầu có rất nhiều chi phí phát sinh tiềm ẩn nếu không nói ra làm sao chủ đầu tư biết. Để quản lý tốt chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà, chúng ta cần biết rõ những khoản phát sinh đó đến từ đâu để có kế hoạch quản lý phù hợp.

BT180

Các chi phí phát sinh khi xây nhà thường gặp

Chi phí cấu thành một ngôi nhà hoàn thiện gồm nhiều loại. Như chi phí thiết kế, xây dựng, nhân công, trang trí nội thất, giải phóng mặt bằng… Ngoài những khoản cố định, phát sinh khi xây nhà là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm.

1. Chi phí thiết kế

Những phát sinh trong thiết kế thường do:

– Vẽ lại bản vẽ mới do không ưng ý với thiết kế ban đầu

– Thêm bớt, điều chỉnh trong quá trình thi công do xa rời nhu cầu thực tế

– Phát sinh thêm hạng mục mới

Phong cách thiết kế, quy mô, loại công trình… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp chi phí thiết kế. Nhiều gia chủ quan tâm đến hình thức ngôi nhà mà bỏ qua vấn đề chủ chốt nhất là công năng sử dụng.

Mặc dù diện tích xây dựng như nhau, nhưng thiết kế cầu kỳ lại tốn kém hơn nhiều so với tinh giản. Trong khi đó, một bản vẽ phức tạp lại chưa chắc là lựa chọn tối ưu cho không gian.

Xem thêm: Biệt Thự Cao Cấp

2. Chi phí xây dựng

Nhắc đến chi phí xây dựng, xin đề cập đến 2 khoản lớn, gồm chi phí nhân công và chi phí vật tư.

– Chi phí nhân công

Chi phí nhân công thường phát sinh thêm do tăng ngày công, đền hợp đồng vì trì hoãn xây dựng… Bởi các nguyên nhân liên quan đến đội ngũ thi công, giấy tờ pháp lý….

Ngoài ra, chi phí nhân công cố định còn dao động dựa trên mặt bằng chung của nơi xây dựng (thành thị hay nông thôn), trình độ tay nghề, phong cách kiến trúc, độ phức tạp của công trình… Và tăng giảm theo hệ số % tùy theo độ phức tạp của hạng mục (tầng hầm, sân thượng, mái che, cầu thang…)

Chi phí nhân công = chi phí nhân công xây thô + chi phí nhân công hoàn thiện.

Tùy vào điều kiện và yêu cầu của gia chủ, đội ngũ thợ xây sẽ thực hiện từng phần, hoặc cả hai.

Thi công thô thực hiện phần móng, hệ thống chịu lực (cột, khung, dầm, sàn), mái bê tông, hệ thống tường bao che… Thi công hoàn thiện thi công trát tường, ốp gạch, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật…

Chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn trong kinh phí xây dựng nhà

– Chi phí vật tư

Chi phí vật tư nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô công trình, phong cách thiết kế… Do đó, sự khác biệt về chủng loại, chất lượng… có thể gây ra sự chênh lệch về đơn giá, làm phát sinh chi phí. Gia chủ nên cân nhắc giữa tự mua vật tư hay nhờ sự trợ giúp từ nhà thầu để tối ưu chi phí

3. Chi phí thủ tục pháp lý xin phép xây dựng

Các phát sinh pháp lý có thể làm trì trễ tiến độ của cả một công trình

Không phải gia chủ nào cũng tường tận về thủ tục pháp lý. Nên có nhiều khoản phát sinh không thể lường trước. Một số phát sinh thường liên quan đến:

– Chi phí thủ tục pháp lý phù hợp tình huống ngôi nhà. Một số vấn đề thường gặp liên quan như thiếu/sai lệch thổ cư, không xác định được ranh mốc, khoảng lùi xây dựng, chỉ giới xây dựng… cần được xử lý

– Chi phí xin bản vẽ phép xây dựng

– Chi phí thoả thuận với hàng xóm khi quá trình xây dựng ảnh hưởng đến các công trình lân cận

Không chỉ là những thủ tục hành chính bắt buộc, các phát sinh pháp lý còn là nguyên nhân làm trì hoãn thi công, cưỡng chế phá dỡ công trình….Từ đó ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng toàn bộ ngôi nhà.

4. Chi phí nội thất

Nội thất quyết định không nhỏ đến thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà. Do đó, việc tận dụng nội thất cũ, hay đầu tư mới là điều mà gia chủ nên lưu tâm.

Chi phí phát sinh nội thất thường do:

– Mua những món không cần thiết, không tương thích với nhu cầu sử dụng do thiếu kế hoạch chi tiết từ đầu.

– Đổi trả do không vừa kích thước, không phù hợp tổng thể.

5. Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng tốn chi phí hơn nhiều người vẫn nghĩ

Về nguyên tắc, chủ nhà có trách nhiệm dọn dẹp nền nhà cũ trước khi bàn giao cho đơn vị thi công. Chi phí giải phóng mặt bằng này do gia chủ đảm nhận, mà không được cấu thành vào các khoản trong hợp đồng thi công.

Quá trình giải phóng mặt bằng bao gồm dọn dẹp cây cối, xà bần, rà soát bom mìn, thu dọn kết cấu công trình cũ…

6. Chi phí rào, cổng, sân vườn, tiểu cảnh trang trí

Đây là phần chi phí mà rất nhiều gia chủ thường “bỏ quên” khi xây nhà. Cũng như không được tính vào tiền xây toàn bộ công trình, mà tăng giảm dựa vào quy mô, kiểu dáng, chất liệu… cho từng mẫu rào, cổng, sân vườn, tiểu cảnh….

Ngân sách cho sân vườn, xây tường rào và cổng là khá lớn. Nhất là công trình bề thế theo phong cách cổ điển hoăc tân cổ điển.

 

Nguyên nhân phát sinh chi phí và cách khắc phục

Chi phí xây dựng nhà đã bao gồm rất nhiều khoản. Nên không ai muốn phải thanh toán thêm các khoản phát sinh ngoài ý muốn. Tuy nhiên, những sai lầm rất nhỏ mà nhiều người thường bỏ qua cũng có thể dẫn đến những khoản tiền đội thêm nhiều đến choáng ngợp.

1. Không có kế hoạch cụ thể khi xây nhà gây phát sinh chi phí lớn

Không hiểu rõ những gì mình mong muốn, không dự trù chi tiết các khoản chi tiêu… là những nguyên nhân điển hình làm phát sinh chi phí khi xây nhà.

– Đánh giá thấp các khoản chi. Đối với các gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà, mọi thứ trong kế hoạch đều dễ rơi vào trạng thái hoàn hảo. Tuy nhiên, thực tế ít khi màu hồng đến vậy. Các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, thực tế thi công, sự cố tháo dỡ, hư hại… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí cuối cùng.

– Bị che mắt bởi những khoản chi không thể lường trước. Ví dụ như, nếu xây dựng trên nền đất cũ, việc giải phóng mặt có thể khiến là một khoản chi phí khá lớn thường bị bỏ quên. Mặt khác, xây dựng trên đất mới với bề mặt thổ nhưỡng đặc trưng (như đất sét, đất xốp) thì chi phí cho kết cấu công trình (như móng, nền…) khác nhau cũng khác nhau, làm chi phí tăng giảm.

– Ưu tiên hình thức hơn công năng. Gia chủ cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của gia đình. Thay vì nghe góp ý từ nhiều người và cảm thấy rối não, hãy tiến hành phân chia chi phí theo thứ tự ưu tiên. Kết cấu chắc chắn nên đặt lên trên những điểm tô về mặt thẩm mỹ. Lên hoạch tái sử dụng nội thất cũng là một phương án để ngôi nhà thật tiện nghi nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.

Giải pháp dành cho giả chủ tình huống này: hãy cố gắng hiểu thật rõ và nhiều nhất có thể những gì mình mong muốn. Đồng thời lên kế hoạch dự trù ngân sách chi tiết càng sớm, càng tốt.

2. Gia chủ thay đổi ý định trong quá trình xây dựng hoặc phát sinh nhiều hạng mục mới

Nhiều gia chủ không giữ vững lập trường từ lúc phác thảo bản vẽ đến khi hoàn thiện ngôi nhà dẫn đến nhiều điều chỉnh ngoài dự tính.

Điều này là khó tránh khỏi khi gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà nhưng lại thiếu sự trợ giúp từ các đội ngũ chuyên nghiệp. Cũng như không nhất quán trong việc định hình ngôi nhà, dẫn đến tình huống “đẽo cày giữa đường” khi được những người xung quanh góp ý.

– Thêm chỗ này, đập bỏ chỗ kia vì không ưng ý, hay do nhu cầu thực tế khác với kế hoạch ban đầu.

– Xây thêm tầng, lấn thêm diện tích dẫn đến quá trình hoàn công (xin cấp sở hữu nhà) gặp nhiều khó khăn.

– Thay đổi màu sơn, gạch lát, phát sinh thêm hạng mục tiểu cảnh… cũng làm hầu bao ít nhiều bị hao hụt.

Cùng vô vàn các yếu tố không tên làm chi phí tăng lên so với dự trù mà gia chủ không thể lường trước.

Lời khuyên dành cho gia chủ, đó là: càng hoạch định rõ ràng từ đầu, càng giảm thiểu rủi ro về sau. Trước hết, anh chị cần xác định thật rõ các mong muốn về ngôi nhà trong tương lai bằng cách trả lời những câu hỏi quan trọng cần biết trước khi xây nhà.

3. Đơn vị thiết kế không đủ năng lực

Chi phí thiết kế tác động trực tiếp đến phần lớn ngân sách cho ngôi nhà. Vì những thay đổi của thiết kế sẽ kéo theo sự biến thiên của các yếu tố khác.

Các yếu tố tác động trực tiếp đến giá thiết kế nhà:

– Phong cách thiết kế: Các khoản phí cho nhà cổ điển thường tập trung vào các trang trí phức tạp, cầu kỳ. Trong khi nhà theo phong cách hiện đại, tối giản lại chú trọng tối giản nội thất, tối ưu công năng.

– Loại công trình: biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4… Quy mô nhà sẽ tác động đến giá thiết kế nhà. Đồng thời kéo theo các phát sinh liên quan như nội thất, vật tư, nhân công, pháp lý…

– Tay nghề, năng lực của kiến trúc sư liên quan đến khả năng sáng tạo, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Mức độ chi tiết khi triển khai bản vẽ cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và kinh phí công trình.

Quá trình tư vấn thiết kế không sát sao với nhu cầu thực tế ngay từ đầu khiến cho gia chủ dễ rơi vào tình huống “phát sinh nhiều ý tưởng mới” trong suốt quá trình xây nhà. Chi phí này lại tiếp nối các khoản tăng lên khác, chỉ vì không hiểu rõ mình muốn gì ngay từ đầu.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây nhà, anh chị có thể nhờ sự hỗ trợ từ đội ngũ kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm mà anh chị tin tưởng để gửi gắm. Ngoài ra, việc được thiết kế bài bản cũng là cơ sở để ngôi nhà được định giá cao hơn về sau này.

Xem thêm: Những Vật Liệu Nào Cần Thiết Khi Xây Biệt Thự

4. Đội ngũ thi công không đủ năng lực gây phát sinh kinh phí xây nhà

Chất lượng đội ngũ thi công quyết định đến chất lượng công trình

Đơn vị thi công bao gồm đội ngũ nhân công thực thi công trình và người giám sát tổng thể. Việc thiếu kinh nghiệm của đội thi công có thể dẫn đến nhiều tình huống gây phát sinh chi phí khiến gia chủ đau đầu.

– Đội ngũ nhân công tay nghề thấp, thực hiện không đúng kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, như thấm dột, lún, nứt… dẫn đến phát sinh chi phí đền bù.

– Lựa chọn vật tư kém chất lượng làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình về lâu về dài.

– Quản lý tiến độ thi công không hiệu quả, kéo dài thời gian xây dựng nhưng hiệu quả không cao.

Chất lượng công trình là ưu tiên hàng đầu khi xây nhà. Do đó, đơn vị thi công tay nghề cao, giám sát kỹ lưỡng sẽ là cánh tay đắc lực cho anh chị trong hành trình xây nhà ưng ý.

5. Khách quan hoàn cảnh nhà vướng vào pháp lý

Các yếu tố liên quan đến pháp lý nếu không chính xác ngay từ đầu có thể kéo theo nhiều phát sinh về sau. Cụ thể là các sai sót trong đo đạc, cắm mốc ranh giới… có thể ảnh hưởng đến các công trình lân cận, trì hoãn thi công, cưỡng chế phá dỡ công trình….

Xem thêm: Top 9 Mẫu 2 Tầng Mái Nhật 2022

Xem thêm: Biệt Thự Cao Cấp

Càng khó khăn hơn nếu anh chị chưa có nhiều kinh nghiệm. Gia chủ có thể tìm kiếm các đơn vị thiết – thi công trọn gói bao gồm cả thủ tục pháp lý để trợ giúp khi quỹ thời gian hạn hẹp.

Làm sao để tránh chi phí phát sinh khi xây nhà là điều mà luôn cân nhắc thay cho gia chủ. Với đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, đội ngũ thi công, giám sát giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến những giá trị tốt nhất cho từng công trình mình xây dựng với chi phí tối ưu. Xây một ngôi nhà với chất lượng như ý – chi phí tối ưu sẽ không còn là câu chuyện quá xa vời.

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296