123

Móng Đơn Và Cách Thi Công Móng Đơn

Móng đơn là gì?

Móng đơn là một trong những loại móng phổ biến, dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột có vị trí đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực tối đa. Thông thường, biện pháp đổ bê tông móng đơn được sử dụng tại phần dưới chân của cột nhà, cột điện, mối trụ cầu… Loại móng này thường mang tính chất đơn rẻ, riêng nhất, khi thể hiện trên bề mặt đất có thể là hình tròn, tám cạnh, hình vuông hoặc hình chữ nhật…Đó có thể là loại móng đơn cứng, loại móng đơn mềm, loại móng kết hợp. Hệ thống móng đơn cũng thường được dùng để cải tạo các công trình nhà nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí nhất trong các loại móng.

Cấu tạo móng đơn

Cấu tạo móng đơn gồm một khối bê tông cốt thép dày và 1 trụ cột duy nhất để chịu lực. Trước khi tiến hành thi công cần phải khảo sát địa hình, hiện trạn đất, tính toán kỹ lưỡng khối lượng chịu lực trước khi quyết định lựa chọn thi công móng đơn hay không, nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí mặc định làm móng đơn trong khi đất xây dựng yếu, có độ lún sụt cao, sau này khi sử dụng công trình có thể dễ bị biến dạng do thay đổi của nền đất không phù hợp với biện pháp thi công móng. Loại móng này khi thi công cần phải đặt ở độ sâu phù hợp để tránh sự dịch chuyển thay đổi của nền đất yếu.

Xem thêm: https://kientrucduytan.com/dat-nen-la-gi-phan-loai-dat-nen/

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Móng đơn lắp ghép dưới cột có thể làm từ một hay nhiều tảng, trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần trục và các phương tiện vận chuyển. Trọng lượng của một khối rơi vào khoảng 2.5 đến 6 tấn. Trong kết cấu bê tông toàn khối, thép cột được đặt và neo vào bản đế  của móng đơn. Cấu tạo chi tiết liên kết này là được áp dụng thực tế như nhau ở hầu hết các nước trên toàn thế giới.

Các bước thi công móng đơn

Để đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như kết cấu của móng đạt chuẩn, quy trình thi công móng đơn/móng cốc cần phải trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị thi công

Sau khi các công đoạn khảo sát, trắc địa hoàn tất, phương án lựa chọn thi công móng đơn được đưa ra thì gần như ngay lập tức chủ đầu tư phải bước vào công tác chuẩn bị. Giai đoạn này cần phải chuẩn bị tốt mặt bằng gọn gàng, nhân công và tính toán đủ vật tư, vật liệu xây dựng.

Khi quá trình chuẩn bị được đầy đủ thì những bước tiếp theo sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời, bước đầu tiên đạt hiệu quả thì cũng giúp công trình theo kịp tiến độ đề ra.

Bước 2: Đào hố móng đơn

Xác định vị trí chính xác của các hố móng và tiến hành dùng các trang thiết bị và đào hố. Kích thước hố móng đơn phải đảm bảo đủ độ rộng, dài và chiều sâu theo bản vẽ đã tính toán.

Công đoạn đào hố này cũng khá quan trọng. Bởi nếu đào hố có kích thước không chuẩn sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công về sau. Đồng thời nó cúng có thể làm sai lệch kết cấu gây mất an toàn cho công trình.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 3 Tầng Có Sân Vườn

Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng cốc

Sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để san phẳng mặt hố móng vừa đào. Để tạo được độ bằng phẳng tốt hơn thì người ta có thể rải thêm 1 lớp đá dăm mỏng lên bề mặt.

Bước 4: Đổ bê tông lót

Lớp bê tông lót được đổ lên trên lớp đá mỏng trải trên bề mặt với độ dày khoảng 100mm. Nhiệm vụ của phần này là hạn chế mất nước cho lớp vữa, bê tông ở trên. Đồng thời đây cũng là cách cố định và làm phẳng cho đáy móng.

Bước 5: Bố trí thép móng đơn

Ở bước này thì tùy thuộc vào hình dáng của móng đơn mà cách bố trí các thanh thép chịu lực cũng khác nhau. Thép thường được sử dụng sẽ có kích cỡ Φ12 – Φ16, khoảng cách giữa các thanh thép có thể dao động từ 10 – 15 cm.

Cốt thép móng đơn cần đặt cách mặt bê tông lót khoảng 5cm. Điều này tránh được tình trạng thép bị ăn mòn, hoen gỉ cũng như tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng.

Bước 6: Đổ bê tông móng

Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện quy trình thi công móng đơn đạt chuẩn. Bước này cũng rất quan trọng để đảm bảo kết cấu công trình đạt độ an toàn. Tiến hành trộn bê tông với tỉ lệ tiêu chuẩn.

Quá trình đổ bê tông đảm bảo nguyên tắc đô từ xa lại gần. Nếu hố móng có tình trạng ngập hoặc ứ đọng nước thì cần hút hết nước ra để không ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông.

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296