123

Kinh Nghiệm Và Quy Trình Chọn Lựa Móng Đơn Nhà 2 Tầng 2022

Móng đơn là gì?

Nếu không có một phần móng kiên cố và vững chắc thì không thể nào xây được một ngôi nhà cố định hoàn chỉnh. Với gia chủ có ý định xây một căn nhà hai tầng thì thường khuyên nên sử dụng móng đơn. Vậy móng đơn là gì?

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chóng đỡ chịu lực.  nhiên sức chịu lực không tốt nên sử dụng cho các ngôi nhà nhỏ như cấp 1, nhà 2 tầng hoặc 3 tầng.

Móng đơn được thiết kế đơn lẻ trên mặt phẳng hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc 8 cạnh. Tùy thuộc vào mục đích của gia chủ mà móng có thể kết hợp có thể móng cứng hoặc móng mềm.

Để có một thiết kế hoàn chỉnh thì móng đơn gồm có:

Lớp bê tông lót: được đặt phía dưới cùng, với độ dày 100mm, bê tông 4×6, vừa xi măng mác 50-100 giúp tạo độ phẳng cho hố móng, ngăn sự thoát hay mất nước cho xi măng.

Móng: có hình chữ nhật được vát để có một độ dốc nhất định để phù hợp. Điều này phải tính toán một cách phù hợp trước khi bắt đầu thi công.

Cổ móng: có kích thước tương ứng với cột tầng một. Tuy nhiên, cổ mống thường sẽ được mở rộng ra mỗi bên 2,5cm để tăng khả nâng bảo vệ lớp bê tông.

Giằng móng: bộ phận quan trọng giúp móng hạn chế giảm độ sụt lút và bị lệch của công trình.

Tại sao nên chọn móng đơn nhà 2 tầng?

Móng đơn thường sử dụng cho nhà trụ cầu nhỏ,  công nghiệp,dưới trụ đỡ dầm tường, tháp ăng ten, móng trụ điện,…Đặc biệt hai tầng rất thích hợp cho loại móng đơn này.

Móng đơn nhà 2 tầng giúp tiết kiệm chi phí

So với các loại móng khác với móng cọc, móng băng, móng bè,… thì móng đơn giúp tiết kiệm nhiều hơn so với các loại móng khác, giúp giảm được chi phí vì sử dụng ít nguyên liệu hơn.

Móng đơn thích hợp cho những công trình có kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn muốn đảm bảo độ chắc chắn và bền.

Giúp tiết kiệm thời gian thi công móng đơn nhà 2 tầng

Xem thêm: Mẫu biệt thự cao cấp

Ngoài việc giúp giảm chi phí thì móng đơn dễ thi công hơn và tiết kiệm được thời gian hơn các loại móng khác.

Lưu ý khi chọn móng đơn nhà 2 tầng

Song song với nền nhà có độ ổn định thấp thì bạn nên thiết kế phần chân móng rộng hoặc đóng nhiều cọc hơn để đảm bảo độ an toàn của căn nhà. Còn nếu mà điều kiện nền đất quá kém thì bạn sẽ xem xét tới chọn móng khác để đảm bảo đủ an toàn, vì phần móng rất quan trọng đối với một ngôi nhà.

Quy trình thi công móng đơn nhà 2 tầng

Giai đoạn đầu: Giai đoạn chuẩn bị

Khi chúng ta làm bắt đầu làm cứ việc gì, chúng ta cũng nên có phần chuẩn bị trước. Khi thi công móng đơn nhà 2 tầng để diễn ra quá trình thuận lợi và hoàn hảo nhất tiến độ thì nhất định bạn phải có phần công tác chuẩn bị tỉ mỉ.

Cần chuẩn bị nguyên vật liệu, trang thiết thị, máy móc, công nhân,…Tránh tình trạng thi công bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu hay thiết bị.

Cụ thể hơn về nguyên vật liệu là : Đất, cát, xi măng, thép, gạch,đá…

Giai đoạn 2: Đóng cọc và đào hố móng

Theo đúng quy trình giai đoạn thứ 2 thi công móng đơn 2 tầng đó là giai đoạn đóng cọc. Để đóng cọc một cách đúng và chính xác cần phải xác định đúng vị trí từng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc sao cho phù hợp nhất.

Lưu ý đối với nền đất thi công yếu thì nên sử dụng cọc tràm và tre để gia tăng và cố định cho thêm chắc chắn hơn. Tùy vào độ yếu của đất xây dựng mà chọn cọc trên 1m2 sao cho hợp lý. Sử dụng kích thước đường kính từ 6-9cm và có chiều dài từ 3,5m-4,5m.

Khi phần cọc được đóng ổn định thì tiếp tục đào hố móng. Trong quá trình đào hố móng cần chú ý đảm bảo móng luôn khô ráo, tránh bị ngập nước. Trường hợp nếu có trời mưa thì chúng ta làm mọi cách để lấy nước ra ngoài rồi mới bắt đầu làm tiếp.

Giai đoạn 3: Đổ bê tông bộ phận móng đơn nhà 2 tầng

Sau khi đã hoàn thành 2 giai đoạn trên, đến giai đoạn quan trọng nhất của bộ phận móng đơn nhà 2 tầng là đổ bê tông. Chuẩn bị hỗn hợp bê tông từ: Cát , đá, xi măng, nước,… trộn đều lại với nhau theo tỉ lệ hợp lý.

Tiến hành đổ bê tông từ vị trí xa đến gần đảm bảo sự liên kết của chất liệu cũng như độ chắc chắn của móng và công trình.

Giai đoạn 4 : Bảo dưỡng phần bê tông móng đơn nhà 2 tầng

Khi đã hoàn thành việc đổ bê tông sau khoảng thời gian 4-5 tiếng, cần tưới nước vừa ít đủ, ít nhất từ 3-4 lần trong một ngày tuy thuộc vào điều kiện thời tiết. Việc này giúp bê tông không bị khô và nứt sau khi đổ

Giai đoạn 5 : Tháo cốt pha

Tùy thuộc vào kết cấu và độ cứng của nền đất cùng với thời tiết mà thời gian tháo cốp pha. Thông thường cốt pha sẽ được tháo sau 1- 2 ngày nếu điều kiện thuận tiện.

Xem thêm: Móng Nhà Và Phân Loại Móng Nhà

Kinh nghiệm trong thi công móng đơn nhà 2 tầng

Đầu tiên bạn cần khảo sát thật kỹ địa chất trước khi thi công. Điều này thuận lợi giúp bạn xác định được thiết kế mong đơn nào cho phù hợp. Tránh việc sửa chữa nhiều lần gây lãng phí và giảm chất lượng công trình.

Lựa chọn bản vẽ thiết kế móng phù hợp và tuân thủ theo thiết kế móng. Điều này giảm rủi ro trong quá trình thi công. Tiết kiệm được thời gian.

Nên lựa chọn những nguyên vât liệu đảm bảo chất lượng và tốt trên thị trường để sử dụng. Tránh sử dụng không đúng để giảm độ an toàn cho công trình.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 2 Tầng

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Bên cạnh việc khảo sát địa chất và chọn bản vẽ thiết kế và tuân thủ thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu tốt. Việc kết hợp với một nhà thầu uy tín cũng rất là quan trọng.

Cần chuẩn bị một chi phí hợp lí. Nên dự toán chi phí ngân sách dư một chút để có lỡ còn bù vô được để không bị gián đoạn công trình.

 Liên hệ với KIẾN TRÚC DUY TÂN để được các KTS giàu kinh nghiệm TƯ VẤN thiết kế và hỗ trợ nhanh nhất.
——
𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐓𝐓𝐇𝐇 𝐊𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐑𝐔́𝐂 & Đ𝐀̂̀𝐔 𝐓𝐔̛ 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐃𝐔𝐘 𝐓𝐀̂𝐍
—————
☎ Hotline: 096.875.6296
📬 Email: info.kientrucduytan@gmail.com
🔖Địa chỉ:Tòa nhà TSQ Millennium, số 4 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

 

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296