123

GFA là gì?

GFA – Gross floor area, là tổng diện tích sàn của tòa nhà bao gồm: tầng hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum. Được chủ đầu tư sử dụng làm cơ sở để tính toán sử dụng đất. 

GFA không bao gồm diện tích các công trình: bãi đậu xe, khu vực dành cho hành lang giao thông; khu vực hầm, sàn kỹ thuật, cơ khí điện tử, mái, sân vườn trên không kết nối các khu nhà.

Phân biệt diện tích xây dựng và tổng diện tích sàn xây dựng là gì?

Như đã đề cập ở trên, GFA là gì, là tổng diện tích của mặt sàn, bao gồm tất cả các khu vực chứa bên trong các bức tường, khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng độ dày của các bức tường.

Còn diện tích xây dựng là diện tích chúng ta tiến hành xây dựng trên một mảnh đất. Như vậy, nó bao gồm toàn bộ phần đất bên trong tường bao của một công trình.

Tóm lại, diện tích sàn xây dựng chỉ bao gồm không gian xây nhà từ tầng 1 đến tầng cao nhất. Còn diện tích xây dựng bao gồm toàn bộ phần đất mà công trình nằm trên.

Việc tính toán xây dựng thường dựa trên diện tích sàn xây dựng GFA, chứ không dựa theo diện tích đất xây dựng. Nắm được điều này mới có thể dự trù kinh phí chuẩn xác cho công trình của mình.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Thái

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Biệt thự Cao Cấp

Cách tính tổng diện tích sàn xây dựng

Bên cạnh khái niệm tổng diện tích sàn xây dựng là gì, cần nắm được công thức tính chuẩn như sau:

GFA = Z x H

Trong đó:

H: Số tầng

Z: Diện tích sàn từng tầng trừ đi các không gian công cộng

Ngoài ra, diện tích sàn xây dựng còn được các nhà thầu áp dụng một cách tính phổ biến như sau:

Diện tích sử dụng = Diện tích sàn sử dụng + Phần diện tích khác ( móng, mái, sân, tầng hầm,…).

Trong đó:

Phần mái: Nếu làm bằng chất liệu lát gạch thì được tính bằng 10% diện tích mái. Còn làm từ chất liệu bê tông cốt thép, không lát gạch thì được tính bằng 50% diện tích mái.

Phần sân:Tình 100% nếu diện tích sân 20m2 có xây tường rào, đổ cột và lát nền. Nếu diện tích <40m2 thì chỉ tính 70%. Còn phần sân có diện tích ≥40m2  có lát nền gạch, xây tường rào và có đổ cột thì chỉ được tính 50% diện tích.

Phần móng: Nếu móng đơn thì tính bằng 30% diện tích, móng băng thì tính 50% diện tích. Còn nếu phần móng đài xây trên nền cọc bê tông, cốt thép thì chỉ nên tính bằng 35% diện tích xây dựng.

Nếu sử dụng phương gia cố bằng vật liệu bê tông cốt thép thì sẽ tính bằng 20% diện tích.

Diện tích sàn: Có mái che thì diện tích được tính bằng 100%. Nếu không có mái che nhưng có lát gạch nền thì tính bằng 50% diện tích.

Nếu diện tích sàn >4m2 thì tính bằng 70% diện tích. Còn >8m2 diện tích sàn thì tính bằng 50% diện tích.

Xem thêm: Mẫu Biệt Thự Pháp 2 Tầng Tân Cổ Điển

Ý nghĩa của GFA trong xây dựng

GFA là gì, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng. Có thể thấy, chỉ số GFA càng cao sẽ càng ảnh hưởng lớn tới cảnh quan đô thị. 

Trên thực thế, các chủ đầu tư luôn mong muốn tổng diện tích sàn xây dựng lớn. Trong khi đó, các nhà quản lý lại mong muốn chỉ số này thấp.

Vì vậy, cần một tiêu chuẩn để khống chế diện tích sàn xây dựng, nhằm đảm bảo các yếu tố của công trình như: khoảng lùi, sân chơi, cây xanh, diện tích đường giao thông,…

Công ty TNHH & Đầu tư Xây dựng Duy Tân

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296