123

Cơ sở Hạ Tầng Và Phân Loại Cở Sở Hạ Tầng

Cơ sở hạ tầng thuộc phạm trù triết học với mục đích để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nào đó. Và chúng được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau, cụ thể:

Phương diện hình thái: Là những tài sản có thể nhìn thấy, hiện hữu trong cuộc sống như giao thông, công trình công cộng, đường xá, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật… Dựa trên những cơ sở có sẵn này, các hoạt động về kinh tế – văn hoá – xã hội sẽ được duy trì và phát triển.

Theo phương diện kinh tế: Lúc này cơ sở hạ tầng được hiểu như một loại hàng hoá công cộng để phục vụ cho lợi ích chung toàn xã hội.

Về phương diện đầu tư: Cơ sở hạ tầng là kết quả của quá trình gom góp qua nhiều thế hệ. Được đầu tư lâu dài để đáp ứng tốt hơn cho mục tiêu phát triển toàn diện của một quốc gia.

=> Tóm lại, cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Đây là nền tảng cốt lõi có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

Phân loại các cơ sở hạ tầng chi tiết

Sau khi đã hiểu được cơ sở hạ tầng là gì, tiếp theo cần tìm hiểu về các loại cơ sở hạ tầng cụ thể theo lĩnh vực.

Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Bao gồm đường xá, cầu cống, sân bay, vận tải, bến cảng… để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sử dụng để lưu thông hàng hoá.

Cơ sở hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, nhà hát… để phục vụ cho hoạt động xã hội, đời sống của con người trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Cơ sở hạ tầng môi trường: Bao gồm các công trình bảo vệ đất, rừng, cơ sở xử lý chất thải công nghiệp… Phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sống của con người được tốt hơn.

Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng: Gồm các cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí, khí tài… phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Xem thêm: Biệt thự cao cấp

Theo các ngành kinh tế quốc dân

Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: bưu chính, giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi, xây dựng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội…

Theo vùng lãnh thổ, dân cư

Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng và trung du miền núi…

Theo cấp quản lý

Cấp quản lý sẽ phân chia theo trung ương và địa phương. Mỗi đơn vị sẽ có nhiệm vụ riêng cụ thể như sau:

Do trung ương quản lý: bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như hệ thống đường quốc lộ, sân bay, đường sắt, bến cảng, cơ sở quốc phòng an ninh…

Do địa phương quản lý được chia thành các cấp tỉnh/huyện/xã bao gồm: cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, thể thao, y tế, văn hóa…

Cách phân chia này có tác dụng lớn trong việc nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc quản lý, khai thác nguồn vốn đầu tư sao cho phù hợp. Từ đó nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho các ngành nghề khác, đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Theo tính chất, đặc điểm

Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất. Cụ thể:

Hình thái vật chất: Bao gồm các công trình công cộng như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, công trình y tế, trường học, khu công nghiệp, cơ sở quốc phòng an ninh…

Hình thái phi vật chất: Bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, an ninh trật tự, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính…

Xem thêm: Tổng hợp mẫu nhà 3 tầng đẹp

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Bình luận

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0968 756 296